Thông điêp Tin Lành

Được viết bởi :    Zac Poonen Thể loại :   Sự thật nền tảng Người tìm kiếm
Article Body: 

Vậy "tái sinh" hay "được cứu" có nghĩa là gì?

Ăn năn là bước đầu tiên để được kinh nghiệm điều này. Nhưng để ăn năn (tức là quay lưng khỏi tội

lỗi) trước tiên tôi cần biết tội lỗi là gì. Có rất nhiều cách hiểu sai lầm về sự ăn năn giữa vòng những

người tin Chúa ngày nay, bởi vì có rất nhiều sự hiểu biết sai lầm về tội lỗi.

Ngày nay "Tin Lành" được hầu hết mọi người rao giảng là một phiên bản chân lý đã bị pha loãng.

Nhiều người được người khác giảng rằng chỉ cần "tin vào Chúa Jêsus." Nhưng chỉ tin vào Chúa

Jêsus không thôi sẽ không cứu được tôi, nếu tôi không ăn năn.

Được sinh lại là nền tảng trong đời sống của những người tin Chúa. Nếu tôi sống tốt mà không đặt

điều ấy trên nền tảng này thì khi ấy niềm tin Cơ đốc giáo của tôi sẽ chỉ giống như tất cả các tôn giáo

khác trên thế giới - cũng là những tôn giáo dạy làm lành sống tốt. Chắc chắn tôi phải sống một đời

sống tốt. Nhưng nó chỉ là kết cấu thượng tầng của Cơ đốc giáo chứ không phải nền móng. Nền

móng cần phải là sự tái sinh (sinh lại). Tôi phải bắt đầu từ đây.

Chúa Jêsus sử dụng cách biểu đạt "tái sinh" trong sách Giăng chương 3 câu 3 khi nói với Ni­cô­đem

- một lãnh đạo tôn giáo và cũng là một người kính sợ Đức Chúa Trời, sống ngay thẳng. Thậm chí cả

Ni­cô­đem là một người đã thường xuyên đi nhóm, đọc Kinh thánh và là một người tốt nhưng Chúa

Jêsus vẫn bảo ông "nếu một người chẳng tái sinh thì không thể thấy Nước Đức Chúa Trời" (Giăng

3:3). Theo Chúa Jêsus, để bước vào nước Đức Chúa Trời thì linh hồn tôi cần phải được tái sinh, kể

cả tôi có là một người tốt. Lúc ấy Chúa Jêsus bảo Ni­cô­đem rằng Ngài sẽ bị lên thập tự giá để chết

và những ai tin Ngài sẽ nhận được sự sống vĩnh cửu (Giăng 3:14, 16).

Chúa Jêsus tiếp tục nói với ông rằng con người yêu mến sự tối tăm hơn sự sáng láng bởi vì những

hành động của họ là gian ác (Giăng 3:19). Nhưng những ai thành thật sẽ bước vào trong sự sáng và

được cứu (Giăng 3:21). Để được tái sinh, tôi phải bước vào trong sự sáng. Có nghĩa là phải thành

thật với Đức Chúa Trời và xưng nhận những tội lỗi mình với Ngài. Hiển nhiên là tôi không thể nhớ hết các tội mình đã phạm. Nhưng tôi phải nhìn nhận rằng tôi là mộ i nhân và xưng nhật tộn với Chúa

tất cả những tội mình còn nhớ.

Tội lỗi là một vấn đề lớn và ban đầu tôi chỉ có thể thấy một phần rất nhỏ của nó trong cuộc sống

mình. Nó giống như việc tôi sống trong một đất nước rộng lớn mà mới chỉ biết một phần rất nhỏ.

Nhưng khi tôi quay lưng khỏi tội lỗi mình biết, dần dần tôi sẽ thấy nhiều hơn nữa "lãnh thổ của tội lỗi"

trong chính cuộc sống của tôi. Khi tôi bước đi trong sự sáng, tôi sẽ thấy tội lỗi mình nhiều hơn - và

tôi có thể thanh tẩy tội lỗi khỏi bản thân nhiều hơn. Vì thế tôi phải luôn luôn bước đi một cách thành

thật trước Chúa.

Sử dụng một minh họa khác: Tôi đang sống trong một căn nhà có rất nhiều phòng dơ bẩn. Tôi muốn

Chúa Jêsus bước vào và sống trong nhà của tôi. Nhưng Ngài không thể sống trong những căn

phòng dơ bẩn. Vì thế Ngài giúp tôi dọn sạch từng phòng một. Từng chút từng chút cả căn nhà được

dọn sạch. Đó cũng là cách tôi được trưởng thành trong sự thánh khiết trong đời sống tin Chúa của

mình.

Sứ đồ Phao­lô từng nói bất kỳ nơi nào ông đi, ông giảng cùng một thông điệp cho tất cả mọi người:

Ăn năn trước Đức Chúa Trời và đức tin vào Chúa Jêsus Christ (sách Công vụ 20:20). Đây là hai đòi

hỏi để có một nền móng tốt trong cuộc sống và để được tái sinh. Đức Chúa Trời đã gắn kết sự ăn

năn cùng đức tin lại với nhau. Nhưng ngày nay hầu hết mọi người đã tách chúng ra. Sự ăn năn bị bỏ

sang một bên mà chỉ công bố đức tin.

Nhưng nếu tôi chỉ có đức tin thì không thể được sinh lại…giống như một người đàn bà không thể tự

mình có con được bất kể cố gắng đến đâu. Một người đàn ông cũng không thể tự mình có con

được. Một người đàn ông cùng một người đàn bà cùng với nhau thì đứa con mới được sinh ra. Như

vậy, chỉ khi đức tin và sự ăn năn đồng hành cùng nhau thì đứa con thuộc linh mới ra đời - đó là sự

tái sinh được diễn ra trong tâm linh của tôi. Sự sinh ra trong thuộc linh này cũng thực hữu như một

ca sinh nở sinh học - và nó cũng xảy ra ở một khoảnh khắc chứ không phải là theo tiến trình dần

dần.

Có thể mất nhiều tháng chuẩn bị cho sự ra đời này - giống như nhiều tháng chuẩn bị để cho một ca

sinh nở sinh học. Nhưng sự tái sinh (giống như ra đời sinh học) diễn ra chỉ trong một khoảnh khắc.

Một số Cơ đốc nhân không biết ngày tháng mình được tái sinh. Nhưng điều ấy cũng giống như tôi

không biết ngày ra đời của mình. Nếu tôi không biết ngày sinh của mình, giống như trẻ con thì đó

cũng không phải là một vấn đề lớn. Điều quan trọng đó là tôi đang sống. Tương tự như thế điều

quan trọng là tôi biết chắc rằng ngày hôm nay mình đang sống trong Đấng Christ.

Liệu có phải những người tin Chúa có tâm trí bị bó hẹp khi chỉ thấy rằng Chúa Jêsus mới là con

đường duy nhất đến với Thượng Đế? Câu hỏi này có thể được trả lời bằng một minh họa: Ai đó

chưa từng gặp cha của mình (hay thậm chí không có cả một bức hình của cha mình) không thể biết

cha trông như thế nào. Tương tự, một người chưa từng thấy Thượng Đế thì không thể biết điều gì

về Ngài hay cách để đến với Ngài. Tuy nhiên Chúa Jêsus Christ đến từ Thượng Đế. Vì thế chỉ có

Ngài mới có thể cho chúng ta thấy con đường để đến được với Thượng Đế." Ngài nói "Ta là đường

đi. Không ai có thể đến cùng Cha mà không qua Ta" (sách Giăng 14:6).

Khi chúng ta nghĩ về lời tuyên bố của Chúa Jêsus rằng Ngài là CON ĐƯỜNG DUY NHẤT để đến

cùng Đức Chúa Cha, chúng ta phải nói rằng hoặc Ngài nói đúng hoặc Ngài là kẻ nói dối hay tên lừa

đảo. Ai sẽ dám nói rằng Ngài là một kẻ lừa đảo? Nhưng nếu chỉ nói Chúa Jêsus là một người tốt hay

một tiên tri là chưa đủ. Không! Ngài chính là Thượng Đế (Đức Chúa Trời)…chứ không chỉ là một

người tốt. Ngài không thể là một người tốt nếu Ngài là một kẻ nói dối hay tên lừa đảo! Vì thế chúng

ta kết luận rằng Chúa Jêsus thực chất là Thượng Đế ở trong thân xác con người.

Thật không khó để hiểu điều này bởi tất cả chân lý đều có tính bó hẹp. Trong toán học 2+2 luôn

bằng 4. Chúng ta không thể có tư tưởng khoáng đạt và chấp nhận 3 hoặc 5 là kết quả có thể xảy ra.

Thậm chí chúng ta không thể chấp nhận kết quả là 3,9999. Nếu chúng ta chấp nhận sự đa dạng của

chân lý thì khi ấy các tính toán toán học của chúng ta sẽ sai. Tương tự như thế, chúng ta biết trái đất

xoay quanh mặt trời. Nếu chúng ta quyết định cần có "tư tưởng khoáng đạt" và chấp nhậ t số lý n mộ

thuyết cho rằng mặt trời cũng xoay quanh trái đất thì các tính toán thiên văn học của chúng ta cũng

sai. Tương tự trong hóa học thì H2O là nước. Chúng ta không thể có tư duy khoáng đạt để nói rằng

H2O cũng là muối. Vì thế chúng ta thấy rằng chân lý là tuyệt đối trong mọi lĩnh vực và rất bó hẹp.

Với Thượng Đế cũng không khác biệt. Sự khoáng đạt có thể mang đến những sai lầm nghiêm trọng

trong toán học, trong thiên văn học, trong hóa học - và cũng cả trong sự nhận biết chân lý về

Thượng Đế (Chúa Trời).

Kinh thánh dạy rằng tất cả con người đều là tội nhân - và Chúa Jêsus chết thay cho tội nhân. Vì thế

nếu tôi đến với Chúa Jêsus như một "Cơ đốc nhân" thì Ngài sẽ không tha thứ cho tôi bởi vì Ngài

không chết cho Cơ đốc nhân. Ngài chết thay cho tội nhân. Tôi chỉ có thể được tha tội nếu tôi đến

cùng Chúa Jêsus và nói rằng "Lạy Chúa con là tội nhân." Tôi không thể đến với Chúa Jêsus như một

thành viên của bất kỳ tôn giáo nào và nhận được sự tha tội bởi vì Chúa chết cho tội nhân. Nếu tôi

đến với Chúa như mộ i nhân thì khi ấy tất cả tột tội lỗi của tôi ngay lập tức được tha thứ.

Thật dễ để tôi nhận biết mình là mộ i nhân…tất cả mọi người đều giống hệt tột - bởi vì Thượng Đế

đã ban cho tất cả chúng ta một lương tâm. Khi là một đứa bé tôi có một lương tâm rất nhạy bén, nó

nhanh chóng khiến tôi nhận thức được điều sai trái. Nhưng khi trưởng thành hơn, lương tâm ấy trở

nên cứng cỏi và kém nhạy bén hơn. Lúc còn là cậu bé 3 tuổi nói dối, mặt tôi trông đầy tội lỗi bởi vì

lương tâm của tôi. Nhưng sau 10 năm tôi có thể nói dối mặt vẫn tỉnh bơ bởi vì tôi đã giết chết lương

tâm bằng cách khước từ tiếng nói của nó hết lần này đến lần khác.

Lòng bàn chân của đứa bé rất mỏng đến mức thậm chí chúng có thể cảm thấy cú chọc của một cái

lông vũ. Nhưng chân của người trưởng thành cứng đến mức thậm chí họ chẳng cảm thấy cú đâm

của một cái ghim cho đến khi nào nó chọc mạnh. Điều tương tự cũng xảy ra với lương tâm của tôi

khi tôi trưởng thành.

Lương tâm là tiếng nói Thượng Đế đã đặt bên trong tôi...cho tôi biết rằng tôi là một loài có đạo đức.

Lương tâm cho tôi sự hiểu biết căn bản về đúng và sai. Vì thế đó là một món quà tuyệt vời từ Đức

Chúa Trời. Chúa Jêsus đó là "con mắt của lòng" (Luca 11:34). Nếu tôi không gìn giữ "con mắt" cẩn

thận thì tôi sẽ trở thành kẻ bị mù tâm linh. Khước từ sự ray dứt của lương tâm nguy hiểm như việc

bỏ qua mảnh bụi bay vào mắt mình rồi đến một ngày tôi sẽ trở nêan hoàn toàn mù lòa tâm linh.

Khi đứa trẻ ra đời, không ai trong chúng có tôn giáo. Chúng giống hệt nhau. Hai năm sau, chúng vẫn

giống hệt nhau - ích kỷ và hay cãi cọ. Nhưng thời gian trôi qua, cha mẹ truyền dạy giáo lý khiến

chúng bước vào các tôn giáo khác nhau - và đó là cách chúng rơi vào các tôn giáo khác nhau. Hơn

90% các trường hợp thì tôn giáo của một người là do cha mẹ đã lựa chọn cho người đó.

Nhưng Đức Chúa Trời không nhìn vào chúng ta như những người thuộc các tôn giáo khác nhau.

Ngài nhìn chúng ta tất cả đều là tội nhân. Chúa Jêsus từ thiên đàng xuống trên đất để chết cho tội lỗi

của cả nhân loại. Ngài không đến cho những kẻ coi mình là đủ tốt để bước vào sự hiệ n của n diệ

Chúa Trời nhưng đến vì những kẻ nhìn nhận rằng họ là tội nhân và không xứng đáng bước vào sự

hiệ n của Chúa Trời. Lương tâm cho tôi biết tôi là mộ i nhân. Vận diệt tộy đâu có gì khó để đến cùng

Jêsus và nói "Lạy Chúa con là mộ i nhân, con đã phạm rất nhiều điều sai trái trong cuột tộc đời"?

Một câu hỏi có thể một số người hỏi đó là "Chẳng lẽ Chúa Trời tốt lành không thể bỏ qua những tội

lỗi của tôi và tha thứ cho tôi giống như một người cha sẽ tha thứ cho con vậy?" Nếu một người con

làm hỏng (làm mất) thứ gì đó giá trị và xin lỗi vì việc đó và thú nhận với cha thì cha sẽ tha thứ cho

người ấy. Nhưng những vấn đề này không thuộc phạm trù đạo đức. Nếu tất cả những tội lỗi của tôi

chỉ giống như những vấn đề này thì khi ấy Chúa sẽ tha thứ ngay lập tức. Nhưng tội lỗi không giống

những vấn đề ấy. Tội lỗi là vô đạo đức.

Nếu một người là quan tòa trong một phiên tòa và chính con mình đứng trước ông ta, chịu cáo buộc

phạm tội thì liệu ông ta có thể nói với con trai mình "Con trai! Ta yêu con. Ta tha tội cho con. Ta sẽ

không trừng phạt con được không?" Bất kỳ vị quan tòa trên thế giới này có chút ý thức về công bằng

sẽ không bao giờ làm điều như vậy. Ý thức về sự công bằng mà tất cả chúng ta đều có là một phần

nhỏ trong sự công bằng tuyệt đối của Chúa Trời Toàn Năng.

Vì thế khi tôi đã phạm điều gì đó sai lầm nghiêm trọng, Chúa Trời như một vị quan tòa buộc phải nói

với tôi "Ta yêu con rất nhiều nhưng con đã phạm tội - vì thế ta trừng phạt con." Trong phiên tòa ấy

dù người con đó có thể xin lỗi nhiều thế nào đi nữa thì cha mình vẫn sẽ phải trừng phạt anh ta trong

cương vị của quan tòa. Giả sử người con cướp tiệm vàng. Người cha phạt người con theo đúng luật

pháp - nói rằng: một tỉ đồng tiền phạt. Vì người con không có tiền trả mức phạt đó nên anh ta buộc

phải vào tù. Sau đó người cha ra khỏi ghế quan tòa, cởi bỏ bộ y phục và bước xuống. Sau đó ông

đồng ý trả tiền phạt bằng toàn bộ số tiền tiết kiệm cả đời của mình thay cho con trai. Liệu người con

có thể nào cáo buộc rằng cha đã không yêu anh ta? Không! Cùng lúc ấy cũng không ai có thể cáo

buộc ông không công bằng bởi vì ông đã phạt con của mình đúng theo mức phạt mà luật pháp đòi

hỏi. Đó chính xác là điều Chúa Trời đã làm cho chúng ta. Như một vị Quan Tòa Ngài công bố chúng

ta phải chết vì tội lỗi mình. Sau đó Ngài bước xuống như một Con Người và tự mình gánh lấy hình

phạt.

Kinh thánh dạy rằng dù chỉ có một Chúa Trời, Ngài tồn tại trong Ba Thân Vị - Đức Chúa Cha, Đức

Chúa Con và Đức Thánh Linh. Nếu Chúa Trời chỉ có một thân vị thì có thể Ngài không thể bỏ trống

ngôi của mình trên thiên đàng để bước xuống đất như một con người trong thân vị của Chúa Jêsus.

Khi ấy ai sẽ điều khiển cả cõi vũ trụ? Nhưng bởi vì Chúa Trời có Ba Thân Vị (Ba Ngôi) nên Đức

Chúa Con có thể bước xuống trên đất và chết cho tội lỗi của chúng ta trước mặt Đức Chúa Cha là

Đấng Phát Xét.

Chúa Jêsus 100% là Đức Chúa Trời và 100% là người khi Ngài đến trên đất. Khi Ngài chết trên thập

tự giá, Ngài gánh lấy sự trừng phạt của tội lỗi cả nhân loại. Hình phạt cho tội lỗi chúng ta chính là sự

ngăn cách khỏi Chúa Trời vĩnh viễn. Khi Chúa Jêsus bị treo trên thâp tự giá, Ngài bị ngăn cách khỏi

Chúa Trời trên thiên đàng. Sự ngăn cách như thế là sự đau đớn kinh khiếp nhất mà bất kỳ con người

nào từng phải chịu.

Chỉ có địa ngục là nơi bị Thượng Đế bỏ rơi trong cõi vũ trụ. Thượng Đế không ở đó. Vì thế trong địa

ngục, tất cả sự tàn ác trong ma quỷ được bộ trọn vẹn. Chính điều ác là thứ gây khổ sở cho tất cả c lộ

những ai phải đi địa ngục. Chúa Jêsus đã trải nghiệm sự trừng phạt khi Ngài bị treo trên thập tự giá.

Ngài bị treo trên thập tự giá trong 6 giờ. Nhưng trong ba giờ cuối Ngài bị Đức Chúa Trời bỏ rơi. Mặt

trời trở nên tối tăm và đất rúng động. Sự kết nối giữa Ngài với Cha trên trời bị cắt đứt. Đức Chúa

Cha là đầu của Chúa Jêsus (sách thứ 1 Cô­rinh­tô 11:3) - và khi Đấng Christ bị bỏ rơi, điều ấy giống

như đầu của Ngài dứt khỏi. Chúng ta không thể nào hiểu hết được sự đau đớn tột cùng Ngài chịu.

Nếu Chúa Jêsus chỉ là một con người bình thường thì có lẽ Ngài không thể gánh lấy hình phạt cho

hàng tỉ người đã sống từ thời A­đam. Vì một con người không thể bị treo thế chỗ cho hàng tỉ tên giết

người. Nhưng Chúa Jêsus có thể gánh thay hình phạt ấy vì Ngài là Thượng Đế Tối Cao.

Hơn nữa, vì Ngài là Đấng Tối Cao nên Ngài cũng có thể gánh được hình phạt cả cõi vĩnh cửu chỉ

trong ba giờ đồng hồ.

Nếu Chúa Jêsus Christ không phải là Chúa Trời và Đức Chúa Trời Cha đã trừng phạt Ngài vì cớ tội

lỗi của chúng ta thì đây hẳn là sự bất công vô cùng lớn. Đức Chúa Trời không thể trừng phạt người

này vì tội của người kia, kể cả nếu người kia có sẵn lòng nhận thay hình phạt. Bạn tôi không thể chịu

hình phạt và chịu tử hình thay cho của tôi. Đó là bất công. Vì thế nếu Chúa Jêsus đơn thuần chỉ là

con người và bị trừng phạt vì tội lỗi chúng ta thì đó hẳn phải là sự bất công vô cùng lớn.

Vì thế rõ ràng là không có một con người bình thường nào có thể gánh thay hình phạt cho tội lỗi của

chúng ta. Chỉ Chúa Trời có thể gánh lấy hình phạt ấy vì Ngài là Đấng Phát Xét của cả cõi vũ trụ.

Ngài có quyền để trừng phạt chúng ta và có quyền để tự gánh lấy hình phạt đó. Đó là điều Chúa Trời

đã làm khi Ngài đến trên đất trong Con Người của Chúa Jêsus Christ. Nền tảng đức tin Cơ đốc nằm

ở hai chân lý lớn: trước hết đó là Đấng Christ chết cho tội lỗi của cả nhân loại. Thứ hai, 3 ngày sau

khi chết Ngài sống lại.

Nếu Đấng Christ đã không sống lại sau khi chết thì không có bằng chứng cho thấy Ngài là Chúa

Trời. Ngài sống lại sau khi chết là bằng chứng cho tất cả những điều Ngài nói là chân thật. Không

một lãnh tụ tôn giáo nào từng công bố mình sẽ chết thay cho tội lỗi của cả thế giới. Không lãnh tụ tôn

giáo nào từng sống lại sau khi chết. Chỉ hai thực tế này thôi cũng khiến Chúa Jêsus Christ đặ t. c biệ

Có thể tất cả các tôn giáo đều dạy người ta làm điều thiện và sống trong hòa bình. Nhưng đức tin

Cơ đốc có một nền tảng độc đáo: Đấng Christ chết vì tội lỗi chúng ta và sống lại sau khi chết. Nếu

hai chân lý này bị loại bỏ khỏi Cơ đốc giáo khi ấy Cơ đốc giáo trở nên giống bất kỳ tôn giáo nào

khác. Hai chân lý này là thứ khiến Cơ đốc giáo trở nên độc đáo.

Tôi được Thượng Đế tạo dựng để sống cho Ngài. Nhưng tôi đã chỉ sống cho riêng mình. Vì thế khi

đến cùng Thượng Đế, tôi phải đến như một kẻ trộm có lòng ăn năn vì đã ăn cắp nhiều năm tháng

thuộc về Ngài. Tôi phải đến với Ngài trong sự biết ơn vì Đấng Christ chết thay cho tôi…,tin rằng Ngài

sống lại sau khi chết và ngày nay vẫn đang sống. Có lẽ chúng ta không thể cầu nguyện với Chúa

Jêsus nếu ngày nay Ngài không sống - vì tôi không thể cầu nguyện với một người chết. Nhưng vì

Chúa Jêsus sống lại sau khi chết nên tôi có thể trò chuyện với Ngài.

Sau khi Đấng Christ phục sinh, Ngài thăng thiên và trở về trời. Sau đó Đức Thánh Linh - Thân vị thứ

ba của Ba Ngôi Đức Chúa Trời giáng xuống trên đất. Đức Thánh Linh cũng là một thân vị như chính

Chúa Jêsus. Ngài đã đến trên đất để làm đầy dẫy cuộc đời tôi với sự hiệ n của Ngài. Nếu tôi n diệ

thuận theo Đức Thánh Linh thì Ngài có thể khiến tôi nên thánh. Khi Đức Thánh Linh đầy dẫy tôi, tôi

sẽ có thể sống một đời sống chiến thắng trên tội lỗi. Không ai có thể sống như thế trước khi Đức

Thánh Linh đến và ngự trong con người…vào ngày Lễ Ngũ Tuần (sách Công vụ chương 2). Trước

đó con người chỉ có thể cải thiện lối sống bên ngoài của mình. Con người bên trong của họ vẫn bị tội

lỗi đánh bại và không được thay đổi. Khi Đức Thánh Linh đầy dẫy tôi, chính Chúa Trời sống bên

trong tôi và cũng có thể khiến tôi sống một đời sống tin kính từ bên trong.

Thông điệp tuyệt vời của Tin Lành đó là tấm lòng tôi có thể được trở nên trong sạch hoàn toàn khi

Chúa Trời tha tội cho tôi và sau đó Đấng Christ có thể sống trong tôi qua Đức Thánh Linh, khiến thân

thể tôi trở thành nhà của Chúa Trời.

Khi một người tin Chúa hút thuốc. Lúc được hỏi anh có bao giờ hút thuốc trong nhà thờ không, anh

ta nói sẽ không bao giờ làm vậy vì nhà thờ là nhà của Chúa Trời. Người nói chuyện cùng anh ta nói

rằng chính thân thể anh là nhà của Chúa Trời chứ không phải cái nhà thờ nào kia.

Tôi sẽ không phạm tội ngoại tình bên trong nhà thờ đúng không? Tôi cũng sẽ không xem phim ảnh

đồi trụy bên trong nhà thờ. Thân thể tôi là nhà của Chúa Trời khi Đấng Christ sống ở bên trong. Vì

thế hãy cẩn thận với những thành viên sống trong thân thể tôi. Thói quen như hút thuốc, rượu bia,

dùng các chất kích thích và để những tư tưởng ô uế bước vào trong tâm trí dần dần sẽ phá hủy thân

thể và tâm trí của tôi.

Đời sống của người tin Chúa giống như mộ c chạy. Khi tôi quay lưng khỏi tột cuội lỗi và được tái sinh

là lúc tôi bước vào vạch xuất phát. Sau đó cuộc chạy marathon bắt đầu - cho đến cuối cuộc đời tôi.

Tôi chạy, chạy và chạy. Vì thế mỗi ngày tôi tiến gần hơn, gần hơn với vạch đích. Nhưng tôi phải

không bao giờ được ngừng chạy.

Hay dùng một minh họa khác: Khi tôi được tái sinh, tôi đặt nền móng cho một căn nhà. Sau đó dần

dần tôi xây dựng kết cấu bên trên - và công cuộc xây dựng này gồm nhiều tầng.

Đây là cuộc sống tốt nhất tôi có thể sống, bởi vì dần dần tôi loại bỏ được tất cả những điều xấu xa

khỏi cuộc đời mình và ngày càng trở nên giống Chúa Trời hơn qua năm tháng.

Vậy tôi phải làm gì để được tái sinh?

Trước hết, phải nhìn nhận rằng tôi là mộ i nhân. Đừng so sánh bản thân với người khác và tìm bất t tộ

kỳ sự an ủi nào khi tưởng rằng tôi tốt hơn họ. Tội lỗi giống như chất độc chết người. Dù uống một

giọt hay cả trăm giọt thuốc độc thì tôi vẫn chết. Vì thế nếu tôi muốn có một khởi đầu tốt trong cuộc

đời đi theo Chúa của mình thì cần phải nhận thức rằng tôi không tốt hơn kẻ tội lỗi nhất trên thế giới.

Sau đó hãy quyết định quay lưng khỏi tất cả những tội lỗi tôi biết trong cuộc sống của mình.

Khi tin vào Đấng Christ có nghĩa tôi cam kết chính mình cho Đấng Christ - chứ không chỉ là tin cái gì

đó về Ngài trong tâm trí. Tôi có thể tin vào ai đó mà chẳng cần phải cam kết bản thân cho người đó.

Một cô dâu được hỏi trong đám cưới "Cô có sẵn sàng cam kết chính mình với người đàn ông này

không?" Giả sử cô ấy trả lời "Tôi tin anh ấy là một người tốt. Nhưng tôi không chắc liệu mình có

muốn cam kết cả đời và tương lai của mình cho anh ta hay không." Khi ấy cô ta không thể kết hôn

với anh chàng đó bởi vì cô ấy không có sự tin tưởng nơi anh ta. Khi một người phụ nữ kết hôn, cả

hướng đi cuộc đời của cô ta thay đổi. Cô rời nhà cha mẹ và đến sống với chồng. Có thể cô không

biết anh ta sẽ sống ở đâu nhưng cô trao niềm tin tưởng cả tương lai của mình cho anh ấy. Cô phải

có niềm tin vào anh. Đó là hình ảnh cho thấy có đức tin vào Đấng Christ nghĩa là gì.

Từ "Cơ đốc nhân" (nói theo một cách cung kính) có nghĩa là "Bà Christ"! Một người vợ chỉ có thể lấy

tên của chồng sau khi kết hôn. Tương tự, tôi chỉ có thể lấy tên của Đấng Christ và gọi mình là Cơ

đốc nhân khi tôi kết hôn cùng với Ngài. Nếu một người phụ nữ nào đó lấy tên của người nam mà

không kết hôn và gọi mình theo tên của người kia thì đó là nói dối. Tương tự như thế, bất kỳ ai gọi

mình là một Cơ đốc nhân mà không kết hôn cùng với Đấng Christ thì cũng là nói dối.

Một hôn ước là mãi mãi chứ không chỉ trong vài ngày. Cũng như thế, trở thành một Cơ đốc nhân

cũng là một cam kết trọn đời. Sự cam kết hoàn toàn với Đấng Christ không có nghĩa tôi phải trở nên

hoàn hảo. Khi một người phụ nữ kết hôn, cô không hứa rằng cô sẽ không bao giờ phạm sai lầm

trong cuộc đời. Cô sẽ phạm nhiều sai lầm, nhưng chồng sẽ tha thứ cho cô. Nhưng cô hứa rằng cô

sẽ sống với chồng mãi mãi. Đây là một hình ảnh về sự kết hiệp của chúng ta cùng với Đấng Christ.

Bước kế tiếp tôi cần thực hiện đó là phép báp­têm nước (phép rửa tội). Nhận báp­têm là một nghi

thức giống như giấy chứng nhận kết hôn. Tôi không thể bước vào hôn nhân chỉ dựa vào tờ giấy

đăng ký kết hôn. Chỉ sau khi tôi cam kết chính mình cho Đấng Christ thì mới có thể nhận phép

báp­têm. Trong phép báp­têm tôi chứng nhận rằng mình đã chấm dứt đời sống cũ và xưng nhận

Chúa Jêsus là Chúa của cuộc đời mình.

Những người chồng và người vợ yêu nhau thường xuyên trò chuyện với nhau. Vì thế tôi cũng cần

trò chuyện với Chúa Jêsus và lắng nghe Ngài khi Ngài nói với tôi qua Kinh thánh mỗi ngày.

Một người vợ tốt sẽ không bao giờ làm bất cứ điều gì khiến chồng không vui. Cô sẽ luôn cố gắng

làm mọi thứ trong mối quan hệ với chồng. Một Cơ đốc nhân chân thật cũng sẽ không làm bất kỳ

điều gì khiến Đấng Christ không hài lòng - giống như xem mộ phim mà Chúa Jêsus sẽ không t bộ

xem. Người ấy sẽ không làm bất cứ điều gì mà người đó không thể làm cùng với Chúa Jêsus.

Liệu tôi có thể chắc chắn rằng mình được tái sinh? Có ! Rô­ma 8:16 nói rằng khi tôi được tái sinh,

Đức Thánh Linh sẽ làm chứng trong tâm linh tôi rằng tôi là con Chúa Trời.

Đây là mộ c sống tuyệt cuột vời - bởi vì tôi đang sống cùng với Người Bạn tốt nhất mà bất kỳ ai có

thể có. Tôi sẽ không bao giờ cô đơn bởi Chúa Jêsus sẽ luôn ở bên tôi khắp mọi nơi. Tôi có thể chia

sẻ những vấn đề của mình với Ngài và cầu xin Ngài giúp tôi giải quyết chúng. Đó là mộ c sống t cuộ

tràn ngập niềm vui và là mộ c sống được tự do khỏi những lo âu, sợ hãi vì Chúa Jêsus nắm giữ t cuộ

tương lai tôi trong tay Ngài.

Với một tấm lòng chân thành tôi có thể nói những lời này ngay bây giờ và được tái sinh.

Lạy Chúa Jêsus con tin Ngài là Con Đức Chúa Trời. Con là mộ i nhân xứng đáng phải đi địa ngục. t tộ

Cám ơn Ngài vì yêu con và chết thay cho tội lỗi của con trên thập tự giá. Con tin Ngài sống lại sau

khi chết và ngày nay đang sống. Con muốn quay lưng khỏi đời sống tội lỗi của con ngay bây giờ. Xin

hãy tha mọi tội lỗi con và giúp con căm ghét tội lỗi. Con tha thứ cho tất cả những ai đã hãm hại con

theo bất kỳ cách nào. Xin hãy bước vào cuộc đời con Chúa Jêsus ơi và là Chúa của cuộc đời con kể

từ ngày hôm nay trở đi. Xin khiến con trở thành con cái của Đức Chúa Trời ngay giờ này."

Lời Kinh thánh nói "nhưng những ai tiếp nhận Ngài, nghĩa là tin danh Ngài, thì Ngài ban cho quyền

trở nên con Đức Chúa Trời" (sách Giăng 1:12). Chúa Jêsus nói "người nào đến với Ta, Ta sẽ không

bao giờ ruồng bỏ" (sách Giăng 6:37).

Vì thế tôi có thể chắc chắn rằng Ngài đã chấp nhậ i. n tộ

Sau đó tôi có thể cám ơn Chúa bằng cách nói "Cảm ơn Chúa Jêsus vì tha tội con và tiếp nhận con.

Xin hãy đổ đầy con bằng Thánh Linh của Ngài và ban con sức mạnh để sống cho Ngài. Con chỉ

muốn làm Chúa đẹp lòng kể từ ngày hôm nay trở đi."

Hãy đọc Lời Chúa (Kinh thánh) và xin Chúa đổ đầy lòng mình với Thánh Linh của Ngài mỗi ngày.

Hãy có mối quan hệ với những người được tái sinh khác. Chỉ như vậy tôi mới phát triển trong đời

sống Cơ đốc của mình và có được sức mạnh để tiếp tục đi theo Chúa. Hãy xin Chúa chỉ hướng cho

bạn.

Nguyện Chúa ban phước cho tôi dư dật.